Quay lại
Tiếp theo

Thứ tư, 09/03/2016 | 10:30 GMT+7


Thực tập dã ngoại một hoạt động không thể thiếu của sinh viên ngành Kiến trúc.

                 Với phương châm “Học đi đôi với hành” sinh viên ngành Kiến trúc – ĐH Đông Đô thường có những chuyến thực tập dã ngoại đến các vùng miền khác nhau trong cả nước. Qua chuyến đi các em có cơ hội nắm bắt được những giá trị đặc trưng kiến trúc ở mỗi vùng miền, cũng là những kỷ niệm đẹp giữa tình thầy trò và tình bạn.
 
 
Một trong những điểm đến đầu tiên của Thầy trò là tri ân các anh hùng Liệt sỹ tại Nghĩa trang Thành cổ Quảng Trị.
 
              Để gắn đào tạo trên giảng đường với các chương trình thực tập, thực tế  có ý nghĩa quan trọng đó là cơ hội thực hiện kỹ năng nghề nghiệp của mình. Trong chuyến đi dọc dải đất hình chữ S sinh viên được tăng cường nhận thức về các Di sản văn hóa, kiến trúc nổi tiếng của khu vực Miền Trung và Nam Trung Bộ, từ đó hình thành ý thức phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử của các công trình kiến trúc nơi các em đã đi qua trong các đồ án sau này.
 
Chùa Cầu –  một trong những công trình Kiến trúc cổ của Hội An
 
             Nơi các em đặt chân đến là có thể là những thành phố sôi động và đáng sống nhất như  Đà Nẵng, nơi đây có các công trình kiến trúc hiện đại làm tăng thêm vẻ đẹp của thành phố bên sông bên biển, cũng có thể là những nơi đánh  dấu mốc lịch sử vàng son của các thế hệ cha anh trong quá trình dựng nước và giữ nước như Nghĩa trang Trường Sơn, Thành Cổ Quảng Trị…rồi đến các công trình kiến trúc vẫn còn khá nguyên vẹn đi vào sách sử thế giới như: Thánh Địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế, các Lăng tẩm triều Nguyễn…
 
Chụp ảnh kỷ niệm tại cầu Rồng – một điểm nhấn trong qui hoạch đô thị của Đà Nẵng.
 
            Đặc biệt, theo thông lệ nhiều năm của khoa Kiến trúc, sinh viên sẽ có mặt vào đúng ngày 14 tháng 1 âm lịch hàng năm tại phố cổ Hội An – Quảng Nam để tham dự lễ hội thả đèn trên sông Hoài nằm trong lòng phố cổ Hội An, đây cũng là nét đặc trưng của chuyến thực tập này.
            Sau một chuyến đi dài ngày vừa là củng cố giữa lý thuyết và thực hành cũng là gắn chặt thêm tình bạn. Nhiều em cũng không giấu được cảm xúc của mình khi đặt chân đến các vùng đất yêu thương của đất mẹ hình chữ S. Ngay sau chuyến đi các em bắt tay vào làm báo cáo thực tập về những nơi mà mình đã đi qua, đặc điểm khí hậu và kiến trúc mỗi vùng miền, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị kiến trúc cổ.
 
 
Cột cờ Kỳ Đài – Huế là công trình thuộc quần thể kiến trúc cố đô Huế, nằm ở mặt tiền kinh thành, trước Ngọ Môn.