Quay lại
Tiếp theo

Thứ hai, 04/06/2018 | 02:17 GMT+7


[Nghiên cứu] Nguyên tắc và xu thế phát triển công nghệ E-learning thế giới và bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học tại Việt Nam

ThS. Đâu Thị Lê Hiếu

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tóm tắt

Để đáp ứng những nhu cầu về giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, cùng với sự phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo truyền thống, rất cần áp dụng và phát triển đào tạo từ xa - một phương thức đào tạo đang được các nước trên thế giới và trong khu vực áp dụng rất phổ biến và có hiệu quả, đó là E-Learning. E-Learning trong lớp học giúp các học viên làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự giải quyết vấn đề, triển khai dự án, sử dụng cho các nhu cầu cá nhân. Thông qua việc tiếp cận với nhiều nội dung mọi lúc mọi nơi, người học có rất nhiều cơ hội lựa chọn cho mình phương thức học tập chính khóa và không chính khóa cả trong và ngoài lớp học. Dựa trên phân tıch tınh hınh áp dụng E-Learning ở Viêṭ Nam hiên nay và xu hướng trên thế giới, tác giả bài viết đưa ra những kiến nghi ̣ đề xuất đưa E-Learning vào không chı̉ cho đối tượng đào tạo từ xa mà còn cho đối tượng người học chınh quy trong các trường đại học - cao đẳng cho các hệ đại học và sau đại học.

1. Tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo theo phương thức E-Learning

1.1. Lịch sử phát triển E-Learning

Hiện nay, có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả khái niệm giáo dục - đào tạo từ xa, chẳng hạn như Giáo dục mở, Giáo dục từ xa, Dạy từ xa, Học từ xa, Đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa. Theo nhiều học giả trên thế giới, giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian.

Moore & Thompson (1990) đã tổng kết lịch sử phát triển của giáo dục từ xa trải qua các giai đoạn như sau:

Trước năm 1983: Thời kì này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục "lấy giảng viên làm trung tâm" là phương pháp phổ biến nhất trong các sở  giáo dục.

Giai đoạn 1984 - 1993: Sự ra đời của các hệ điều hành và phần mềm trình chiếu cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh.

Giai đoạn 1993 - 1999: Công nghệ Web được phát minh.

Giai đoạn 2000 - đến nay: Các công nghệ tiên tiến, công nghệ truy cập mạng và băng thông Internet rộng, các công nghệ thiết kế Web đã trở thành cuộc cách mạng trong giáo dục và đào tạo.

Ngày nay, thông qua Web, người dạy có thể hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học. Điều này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả - đó chính là kỷ nguyên của E-Learning hay Electronic Learning.

1.2. Khái niêm của E-Learning trong dạy và học

E-Learning (viết tắt của từ Electronic Learning) nếu hiểu theo nghĩa rộng là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), đặc biệt là công nghệ thông tin. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Sau đây là một số định nghĩa E-Learning đặc trưng nhất :

E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập.

E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.

E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lí sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (Means và công sự, 2009).

Theo quan điểm hiện đại (Atkins, 2016; Docebo, 2014), E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video.

Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp. Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm, ví dụ: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học.

1.3. Một số hình thức đào tạo bằng E-Learning phổ biến trên thế giới

Theo tổng kết của Zandberg & Lewis (2008), có thể kể đến môṭ số hình thức đao taọ E-Learning phổ biến trên thế giới sau:

Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kì một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail,... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học chẳng hạn như lấy tài liệu học, giao tiếp  giữa   người học với nhau và với giáo viên,... thông qua cac công cụ kết nối như: máy tính, các thiết bị di động.

Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.

1.4. Ưu điểm của E-Learning trong dạy học

Qua thời gian hình thành và phát triển, E-Learning đã thể hiện rõ nhiều đặc điểm ưu việt, và dưới đây là một trong số nhưng ưu điểm nổi trội nhất của E-Learning:

E-Learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học, người học đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi nhờ có phương tiện trợ giúp việc học.

Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều. Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, E-Learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó là nhu cầu đào tạo của người lao động và số lượng sinh viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo.

E-Learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trước đây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnh của những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ.

Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình, có độ tương tác cao giữa người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến cho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả trong học tập.

E-Learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao. (Parker, 1997; Verduin & Clark, 1991; Willis, 1995)

Tuy vậy, hiện nay, theo nhiều chuyên gia (Picciano & Seaman, 2009) E-Learning chưa có thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống bởi các lí do sau đây:

- Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và phổ biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học. Với cách học truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng học viên khác nhau. Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tự làm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi họ được học trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể quan sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc trực tiếp. Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi người, nó chỉ phát huy hiệu quả khi người học có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác cao.

- Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi sang E-Learning, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực hành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy, ví dụ: các ngành liên quan đến chế tạo, y khoa, múa, nhạc, hội hoạ; nhưng đối với những môn học thiên về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi nhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích hợp của E-Learning.

E-Learning hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình dạy - học. Một khoá học sử dụng thành công phương pháp dạy học E-Learning đòi hỏi người dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp: dạy học E- Learning và dạy học truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.

2. Thực trang phát triển đào tạo theo phương thức E-Learning ở Viêṭ Nam

Trên thực tế, việc học trực tuyến đã không còn mới mẻ ở các nước trên thế giới. Song ở Việt Nam, nó mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng thời với việc kết nối Internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường học. Nghi ̣quyết 58 của Bô ̣ Chính trị "về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiêp̣ CNH-HĐH" đã xác đinh: "Về giáo duc̣ - đào tao, ứng dụng CNTT để đổi mới phương thức giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cá nhân; nâng cao sự bình đẳng về cơ hội trong giáo dục - đào tao". Một vấn đề rất đáng khích lệ và có thể nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam chính là việc triển khai thành công mô hình E-Learning, phổ cập về các vùng quê, vùng xa nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân. E-Learning trở thành một phương thức đóng vai trò giải quyết vấn đề thiếu hụt giảng viên cho các vùng sâu, vùng xa cho hầu hết các quốc gia đang phát triển. Nhiều cơ sở đào tạo ở Việt Nam đã quyết định kết hơp CNTT vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằ m đổi mới chất lương học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên CNTT. Ngoài việc xây dựng thêm trường lớp phục vụ cho việc học tập theo phương thức truyền thống, nhiều cơ sở đào tạo đang tìm cách kết hợp hinh thức đào tạo trực tuyến để cung cấp dịch vụ giáo dục đến với người dân. Đặc biệt, nhiều trường đại học trong cả nước đã mạnh dạn đưa phương thức đào tạo từ xa, phương thức E-Learning vào giảng dạy trong trường mình như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Mở Hà Nội, Đại học Mở TPHCM, Đại học Thái Nguyên, Đại Học Trà Vinh, Học viện CÔng nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Ngoại thương. Nhiều trường đã kết hợp với doanh nghiệp chuyên cung cấp công nghệ đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á để giảng dạy.

Hiện nay, Việt Nam có thể coi là một quốc gia khá phát triển ở trong khu vực Châu Á về E-Learning, Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả nhất định (xem hình 1). Tuy nhiên, để phòng tránh khả năng E-Learning tự học sẽ theo chiều hướng đi xuống như ghi nhận của Atkins (2016), Việt Nam cũng cần xem xét các xu hướng chung trên thế giới để có thể có những cải tiến nhằm duy trì các hoạt động này.

Biểu đồ 1. 10 quốc gia đứng đầu về tỷ lệ tăng E-Learning tự học tính tới 2016

Sự hữu ích, tiện lợi của E-Learning thì đã rõ nhưng để đạt được thành công, các cấp quản lý cần có những quyết sách hợp lý. Từ năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning không nhiều. Từ 2003-2004, việc nghiên cứu E-Learning được quan tâm hơn. Các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển - ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học "Nghiên cứu và triển khai E-Learning" do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Viêṇ Công nghệ Thông tin & Truyền thông (ĐH Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E- Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-Learning, một số trường bước đầu đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Viện CNTT - ĐHQG Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính Viễn thông,... Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT đã triển khai cổng E-Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-Learning ở Việt Nam.

Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network - AEN, www.asia-E-Learning.net) với sự tham gia của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Bưu chính Viễn Thông,... E-Learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước. Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đây mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động,...) đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, E-Learning nên có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo.

Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, mô hình giáo dục này đang được các doanh nghiệp và cả các trường đại học đầu tư phát triển mạnh mẽ, dần thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng học. Các đơn vị cung cấp E-Learning được nhiều người ở Việt Nam biết đến hiện nay: Tổ hợp Công nghệ giáo dục TOPICA, OnEdu của Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E), Cleverlearn,... Không chỉ có các công ty tư nhân, nhiều trường đại học tại Việt Nam như Đại học Bách Khoa TPHCM, Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội), Viện đại học Mở,... cũng đã triển khai khá thành công mô hình đào tạo E-Learning mà ở đó khung chương trình sẽ có các giờ học trực tuyến, người học dù bất kỳ đâu cũng có thể theo dõi bài giảng của giảng viên và trực tiếp thảo luận với tất cả thành viên trong hệ thống giống như họ có mặt trong một phòng học tập trung (Phan Thế Công, 2015).

Hinh 1. Mô hình đào tạo cấp bằng Cử nhân có sự kết hợp giữa Bài giảng Coursera và Bài giảng chuyên đề của chuyên gia trong nước (TOPICA)

Nguồn: Chụp ảnh giao diện chương trình đào tạo của TOPICA

Trước đây, đào tạo trực tuyến thường chỉ được biết đến theo hình thức học thêm qua các file âm thanh, hình ảnh từ chiếc máy tính. Như vậy có nghĩa là người học sẽ được học theo cảm tính, thích thì học, không thích thì có thể bỏ. Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng học tập. Để khắc phục, hiện nay nhiều trường đã áp dụng công nghệ trực tuyến 3D để tăng cảm hứng cho người học bằng cách tạo ra một giảng đường ảo giống như ngoài đời thật để sinh viên có thể gặp nhau trao đổi và thảo luận mọi thứ về môn học. Với phương pháp này, các sinh viên có điều kiện vận dụng gần như ngay lập tức những kiến thức của mình và có thể thấy được kết quả rất nhanh sau đó.

Hình 2. Mô hình đào taọ cử nhân trưc tuyến LIPE của TOPICA

Nguồn: Chụp ảnh từ chương trınh đào tạo của TOPICA

Ngoài ra, để tăng tính tương tác giữa người dạy và học, nhiều trường đã kết hợp với các công ty cung cấp giải pháp về công nghệ đào tạo trực tuyến. Đơn cử như chương trình tiếng Anh trực tuyến Language School của Đại học Ngoại Ngữ kết hợp với Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E). Tham gia chương trình này, học viên sẽ nhận được sự trợ giúp tối ưu của bộ phận chăm sóc khách khách hàng và các trợ giảng như khuyến khích và nhắc nhở tiến độ học tập, đánh giá năng lực học tập và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình học tập.

Trong xu hướng phát triển của khoa học kĩ thuật và CNTT, đòi hỏi phương pháp dạy học trong giáo dục phải có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của CNTT, trước hết là việc đổi mới phương pháp - hướng đến phương pháp dạy học hiện đại, trong đó coi trọng việc ứng dụng E-Learning trong dạy học. Tuy nhiên, dù phát triển ở mức độ nào đi nữa thì phương pháp dạy học hiện đại vẫn không xa rời được phương pháp dạy học truyền thống. Vai trò của người thầy đạo diễn quá trình dạy học hướng đến mục tiêu cuối cùng là người học tiếp nhận, nắm vững kiến thức, kĩ năng và thái độ. Do đó, một yêu cầu đối với người thầy trong dạy học hiện đại phải có một khả năng sư phạm tốt và phải biết kết hợp tất cả các yếu tố truyền thống cũng như hiện đại để tổ chức hoạt động dạy - học đạt kết quả cao.

3. Các xu hướng học tập E-Learning trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Từ trước tới nay đã có khá nhiều ấn bản giới thiệu về các hình thức học E-Learning và đưa ra khá nhiều tổng kết về các hình thức E-Learning. Tuy nhiên, có thể nói cuốn sách "E-Learning: Concepts, trends and applications' (2014) của Epignosis LLC đã tổng kết những xu hướng mới nhất về E-Learning với những nội dung đi từ cơ bản đến chi tiết. Các phương pháp E-Learning được phân loại dựa trên hình thức học với những phân tích chi tiết về tính chất và ưu điểm của các phương pháp này. Sự phân loại này dẫn tới số lượng phương pháp dường như khá khiêm tốn so với các cách tổng hợp khác có thể dễ dàng tìm thất qua các công cụ tìm kiếm trên web như của Google vì lý do tiêu chuẩn phân loại khá rõ ràng và nhất quán trong khi các trang web thường mang tinh flieetj kê và không thực sự thống nhất về cơ sở phân loại. Phần tổng hợp này là một cơ sở quan trọng giúp Việt Nam xây dựng được các chiến lược áp dụng cho E-Learning để có thể tiếp tục phát triển được phương pháp học tập này trong tương lai.

3.1. Phương pháp học tập tổng hợp (Blended Learning)

Phương pháp học tập tổng hợp (PPHTTH) là sự kết hợp giữa hình thức học truyền thống là người học và người dạy tiếp xúc trực tiếp nhau và hình thức học trực tuyến theo phương thức sao cho hai hình thức này hỗ trợ lẫn nhau. PPHTTH tạo cơ hội cho các cá nhân có thể tận dụng được những điểm ưu việt nhất của cả hai hình thức này. Đó là người học có thể tham dự lớp học thực tế và sau đó tiếp tục phát triển bằng cách hoàn thành các khóa học đa phương tiện trực tuyến. Nghĩa là người học có thể đến lớp một lần một tuần và tự điều chỉnh tốc độ học của mình và không phải lo lắng về lịch học. Có hai nguyên tắc chính gắn liền với PPHTTH và đây cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp này: người học nào chia sẻ thông tin và hợp tác trực tiếp với những người học khác thì sẽ có trải nghiệm học tập có kết quả hơn và sự hợp tác giữa nhiều người học khác nhau sẽ có hiệu quả hơn nếu các hoạt động nhóm phụ thuộc vào thông tin được thu thập từ các nguồn tài liệu hay bài học trực tuyến. Đồng thời, những người học hoàn thành các khóa học trực tuyến có kết hợp với các hoạt động tương tác và trực tiếp trên lớp sẽ có nhiều trải nghiệm học tập tốt hơn. Các công cụ và nền tảng hỗ trợ PPHTTH là hệ thống quản lý học tập (LMS) và các thiết bị di động như máy tính bảng và điện thoại thông minh.

3.2. Học tập giao lưu và phối hợp (Social and Collaborative Learning)

Học tập phối hợp (HTPH) là hướng tiếp cận E-Learning tạo điều kiện cho người học giao lưu với những người học khác và giảng viên. Theo đó, người học cùng với nhau học tập để mở rộng kiến thức về một môn học hay kỹ năng nào đó. Trong môi trường E-Learning, phương pháp này được thực hiện thông qua trò chuyện trực tiếp, bảng tin nhắn, hay nhắn tin trực tiếp. HTPH được thực hiện dựa trên nguyên tắc người học có thể tăng thêm trải nghiệm học tập thông qua hoạt động tương tác với người khác và tận dụng được những ưu điểm của người khác. Trong hoạt động HTPH, người học chịu trách nhiệm về hành động và nhiệm vụ học tập của nhau và từ đó cũng khuyến khích tinh thần làm việc nhóm. HTPH có thể được tiến hành trực tiếp hoặc trên web và có thể diễn ra đồng thời hoặc không đồng thời. HTPH cho phép người học học hỏi được từ ý tưởng, kỹ năng và kinh nghiệm của những người cùng học chung. Thông qua hoạt động học chung (dưới dạng dự án hay giờ học), người học có thể học được nhiều kỹ năng như phân tích theo nhóm và kỹ năng làm việc theo nhóm. Ngoài ra, thậm chí người học không có khả năng tham dự hoạt động trực tuyến trực tiếp cũng có thể tham gia HTPH thông qua các diễn đàn trực tuyến, bảng nhắn tin và các trang web không phụ thuộc vào các hoạt động tương tác trực tiếp.

3.3. Học tập gắn với trò chơi (Gamification)

Học tập gắn với trò chơi (HTTC) là hình thức sử dụng các cơ chế trò chơi, yếu tố thẩm mỹ và tư duy trò chơi nhằm lôi kéo mọi người tham gia, khuyến khích hành động, thúc đẩy học tập và giải quyết vấn đề. Về cơ bản, đó là sự ứng dụng công nghệ trò chơi vào việc giải quyết vấn đề nằm ngoài phạm vi ngành công nghệ trò chơi. Các trò chơi được thiết lập nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người, giữ được họ tham gia, duy trì được sự quan tâm, giúp họ vui vẻ và thực sự tham gia. Hoạt động này có ý nghĩa hơn rất nhiều so với những phần thưởng, điểm số và thẻ thưởng động viên mọi người - đây là một phương pháp giảng dạy với những yếu tố học tập được mô phỏng thông qua một trò chơi, đó là sự tương tác, nội dung và cốt truyện.

3.4. Học tập nhỏ (Micro-Learning)

Học tập nhỏ (HTN) là thuật ngữ gần đây được sử dụng rất nhiều, đặc biệt đối với môi trường làm việc là các công ty hay tập đoàn. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho cả người học và người dạy ở chỗ nó có thể đem lại nhiều lợi ích học tập nhưng không khiến người học bị choáng ngợp. Chính vì vậy nó đã nhanh chóng trở thành một trong những xu hướng mới nổi được ưa chuộng nhất trong E-Learning. HTN là học tập theo từng bước nhỏ và kết hợp song song với E-Learning truyền thống. Các hoạt động HTN thường phù hợp với các bài học, dự án hay khóa học ngắn hạn được thiết kế nhằm cung cấp cho người học nhiều 'gói' thông tin. Ví dụ, thay vì người học được dạy mọi vấn đề liên quan tới một chủ đề rộng, các khía cạnh của chủ đề sẽ được chia nhỏ thành các bài học hay dự án nhỏ. Trên thực tế, chúng ta thực hành HTN gần như là hàng ngày. Thậm chí việc đọc bảng tin tại cơ quan về an toàn lao động hay đọc thông tin trên các diễn đàn xã hội nhằm cập nhật tin tức mới nhất cũng có thể là HTN. HTN có ưu điểm giúp người học và nhân viên có thể thu thập thông tin theo các gói nhỏ và hấp thụ thông tin dễ dàng và hiệu quả. Đây là giải pháp lý tưởng cho các đối tượng không có thời gian theo học dài hạn, với điều kiện người học phải có khả năng điều chỉnh tốc độ học và tránh rủi ro bị ngợp do đọc quá nhiều thông tin một lúc. HTN giúp mọi người có thể học mọi lúc mọi nơi, nghĩa là có thể học các bài ngắn để giúp người học tịnh tiến gần tới mục tiêu học tập của mình, thậm chí cả khi đợi xe buýt hay đi xe ô tô. HTN có thể được tổ chức theo nhiều cách như email, đăng tin trực tuyến, các video ngắn, và thậm chí cả những đoạn trò chuyện ngắn cũng giúp người học trực tuyến có được các gói thông tin cần thiết giúp họ đạt được mục tiêu học tập và mở rộng tri thức nói chung của cá nhân.

3.5. Học qua video (Video Learning)

Nhờ tốc độ kết nối Internet ngày càng nhanh và số lượng người sử dụng điện thoại di động và máy tính bảng có thể xem video, hoạt động E-Learning thông qua video ngày càng trở nên thông dụng. Ngày nay, chúng ta quen thuộc với video hơn rất nhiều so với trước đây. Nếu muốn xem một video hướng dẫn cách quấn ổ điện, chăm sóc hoa hồng, chúng ta chỉ cần vào YouTube và sẽ có thể tìm thấy hàng trăm video sẵn có. Video mang lại một chiều hướng mới và khác lạ về phương pháp giảng dạy. Nếu nội dung môn học mang tính thực tế, điều này được thể hiện khá rõ. Ví dụ đối với các môn học có thí nghiệm, hình thức này rõ ràng đem lại nhiều lợi ích hơn hẳn nếu so với chỉ giải thích bằng chữ nghĩa và hình ảnh tĩnh.

3.6. Học tập trong kỷ nguyên 4.0

E-Learning 4.0 hứa hẹn nhiều thay đổi quan trọng vì được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ 3.0 trước đó và được nâng cấp lên nhằm đem lại hiệu quả học tập cao hơn cho người học. Theo Winstead (2016), E-Learning 4.0 sẽ giúp theo dõi và phân tích tiến bộ, hành vi của người học và từ đó giúp người học đạt được kết quả cao hơn. Đồng thời, E-Learning 4.0 thực sự sẽ được thực hiện trên các thiết bị di động thay vì chỉ nói đến như một ứng dụng kèm theo như trước đây. Do sẽ ứng dụng công nghệ di động, lớp học không chỉ bó hẹp vào không gian lớp học và đã đến lúc các nhà giáo dục, viết sách và giáo viên phải nắm bắt được những ứng dụng học di động tốt nhất. Ngoài ra, E-Learning 4.0 còn dựa trên hướng tiếp cận cá nhân hóa nghĩa là nội dung học tập sẽ được biên soạn và gửi tới người học phù hợp thay vì cho cả số đông. Giáo viên cần phải lựa chọn nhưng lời khuyên và hoạt động cũng như khóa học phù hợp nhất để áp dụng trò chơi như một chiến lược nâng cao hiêụ quả học tập. Trò chơi ở đây là dành cho người học đã có ý thức học tập và nếu được thiết kế dưới dạng một dự án với các thách thức và giải pháp phù hợp sẽ đem lại hiệu quả thực sự ấn tượng.

4. Kết luận và khuyến nghi ̣

Ở nước ta, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động,...) đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Việc xã hội hóa giáo dục, đưa giáo dục đến tận nhà, tận văn phòng làm việc hay trong phân xưởng sản xuất, hoặc trên các phương tiện công cộng, thậm chí trong các khu vui chơi - nghỉ dưỡng là hết sức cần thiết. Không phải chỉ có đối tượng sinh viên từ xa, sinh viên tại chức mà cả sinh viên học viên chính quy, công cụ và phương tiện học tập E-Learning giúp người học có thể học tập “mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện”. Nhận thức tầm quan trọng của đào tạo theo phương thức E-Learning, đáp ứng sự thay đổi của CNTT trên thế giới, bên cạnh hệ đào tạo từ xa, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần bổ sung thêm chính sách cho phép các trường Đại hoc̣, Cao đẳng đươc phép đưa môṭ số lượng môn hoc̣ lớn vào giảng dạy theo phương thức E-Learning, kết hơp phương thức truyền thống cho sinh viên, cao hoc̣ viên chinh quy. Đó sẽ là điều tất yếu của chinh sách hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên giáo dục số 4.0, giáo dục hiện đại, giáo dục dựa vào công nghệ thông tin. Bên canh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp khuyến khích hơn nữa việc phối/kết hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp chuyên cung cấp công nghệ đào tạo trực tuyến và đây là xu thế tất yếu để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hôi, có đươc phối kết hợp tốt giữa nhà trường và doanh nghiêp.

Về phía các trường đại học, các trường đại học sẽ cần xây dựng chiến lược và kế hoạc cụ thể nhằm tạo hanh lang cho việc thực hiện E-Learning 4.0. Điều đó đòi hỏi các trường cũng cần chuẩn bị cả về nhân lực và vật lực vì E-Learning 4.0 áp dụng triệt để công nghệ di động. Nhà trường phải cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tài liệu học tập phù hợp với thiết bị di động của người sử dụng. Nhà trường cũng cần tạo điều kiện cho các giảng viên đồng thời là các nhà nghiên cứu có thể phối hợp tối đa trong việc thu thập, phân tích thông tin dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến theo nhiều hình thức hợp tác đa dạng và linh hoạt. Các trường đại học sẽ cần liên kết nhiều hơn với các doanh nghiệp nhằm thu hẹp khoảng cách về cả chương trình đào tạo và công nghệ trong các hoạt động của mình. Những đối tác nhạy bén và chuyên nghiệp như TOPICA sẽ luôn đem lại kết quả hợp tác hiệu quả.

Bản thân các giảng viên, các nhà nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học cũng luôn tự cập nhật năng lực bản thân để có thể làm chủ công nghệ và tận dụng tối đa các ứng dụng di động. Các bài giảng và tài liệu học tập là nguồn tài liệu mở công khai và giảng viên thay vì chỉ hướng tới một tập thể là một lớp học nào đó thì nay phải cá nhân hó trong quá trình giảng dạy và đánh giá học sinh. Hình thức giao tiếp với người học cũng trở nên đa dạng, diễn ra trong không gian với thời gian mở sẽ là một thách thức không nhỏ đối với giảng viên.

Người học là sinh viên cũng cần nắm bắt được cơ hội học tập của mình nếu được thừa hưởng nền tảng giáo dục E-Learning 4.0. Cụ thể, người học cần chủ động sử dụng những tài nguyên sẵn có và khai thác các hình thức giao tiếp, hợp tác với giảng viên và các sinh viên khác. Mỗi khi có điều kiện, người học cần thể hiện mình rõ hơn để từ đó giảng viên, nhà trường có thể phục vụ tối đa yêu cầu của người học và giúp người hoc̣ thu đươc kết quả tốt nhất.

Nếu các bên liên quan trong môi trường học tập E-Learning thế hệ mới cùng phối hơp chặt chẽ với nhau để phát huy tối đa điểm mạnh của mình thì chắc chắn E-Learning sẽ đem lại nhiều thành quả lớn và là tiền đề cho các bước tiến tiếp theo trong công nghệ dạy và học nói chung và dạy và học bậc đại học nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Atkins, S.S. (2016). The 2016-2021 worldwide self-paced E-Learning market: Global E-Learning market in steep decline. Ambient Insight.

2. Docebo (2014), E-Learning market trends & forecast 2014 - 2016 Report.

3. E-Learning: Concepts, trends and applications'. (2014), California: Epignosis LLC.

4. Means, B., Toyama, Y., Murphy, R., Bakia, M., & Jones, K. (2009). Evaluation of Evidence-Based Practices in Online Learning: A Meta-Analysis and Review of Online Learning Studies. Available from the U.S. Department of Education at

http://www.ed.gov/rschstat/eval/tech/evidence-based-practices/finalreport.pdf

5. Moore, M. G. & Thompson, M.M. (1990), The effects of distance learning: A summary of the literature. Research Monograph No. 2. University Park, The Pennsylvania State University, American Center for the Study of Distance Education (ED 330 321).

6. Parker, A. (1997). A Distance Education How-To Manual: Recommendations from the Field. Educational Technology Review. 8, 7-10.

7. Phan Thế Công (2015), 'Đánh giá các loại công nghệ đào tạo từ xa đáp ứng nhu cầu xã hội’; Kỷ yếu Hôị thảo Dạy – Học – Chia sẻ: Hội nhập quốc tế, do Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực kết hợp Bộ Giáo dục tổ chức tháng 12/2015.

8. Picciano, A. G. & Seaman, J. ( 2009), K-12 online learning: A 2008 follow-up of the survey of U.S. school district administrators. Boston: Sloan Consortium. http://www.sloan-c.org/publications/survey/k-12online2008.

9. Quy chế về tổ chức đào tạo, thi- kiểm tra, cấp chứng chỉ văn bằng tốt nghiệp theo hình thức giáo dục từ xa của Bộ GD&ĐT. Ban hành theo Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 08 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Quyết đinh 164/2005/QĐ-TTg, Phê duyệt Đề án "Phát triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005 - 2010" ngày 04 tháng 7 năm 2005.

11. Verduin, J. R. & Clark, T. A. (1991), Distance education: The foundations of effective practice. San Francisco, CA: Jossey-Bass Publishers.

12. Willis, B. (1995, October). Distance Education at a Glance. University of Idaho Engineering Outreach. Truy câp̣ taị http://uidaho.edu/eo/dist1.html.

13. Winstead, S. (2016). E-Learning 4.0: Prospects And Challenges. Truy cập tại

https://E-Learningindustry.com/E-Learning-4-0-prospects-challenges

14. Zandberg, I. & Lewis, L. (2008). Technology-based distance education courses for public elementary and secondary school students: 2002-03 and 2004-05. (NCES 2008-08). Washington, D.C.: National Center for Educational Stat.