Quay lại
Tiếp theo

Thứ tư, 11/04/2018 | 05:18 GMT+7


[ Nghiên cứu ] Phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật của Jitco

Nguyễn Đức Bảo Long, Nguyễn Thị Lệ Vân, Nguyễn Đức Quỳnh Lan
Trường Đại Học Đông Đô, Việt Nam
Ho Lu Lam Tran
Công ty TNHH Anh Thái Dương Việt Nam

Hiện nay, các Quốc gia đang phát triển cần thiết được các Quốc gia phát triển đào tạo về các kỹ năng kỹ thuật, công nghệ, kiến thức (hay nói ngắn gọn là các kỹ năng) nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực sẽ trở thành nền tảng phát triển công nghiệp và kinh tế tại các Quốc gia đang phát triển. Trong nỗ lực giải quyết tình huống này, Chính phủ Nhật Bản đã sáng lập ra "Chương Trình Đào Tạo các thực tập sinh kỹ thuật ". Sáng kiến này nhằm cung cấp khóa đào tạo trong một giai đoạn cụ thể cho các đối tượng thanh thiếu niên và cả người lao động đến từ các Quốc gia. Mục đích của chương trình này là nhằm chuyển giao kỹ năng cho các các thực tập sinh kỹ thuật làm nòng cốt cho sự phát triển kinh tế cho chính Quốc gia của họ và đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác và sự đóng góp của đất nước Nhật Bản. Việt Nam là một trong số những đối tác chiến lực của Nhật Bản trong chương trình này. Mặt khác chương trình này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Bài khoa học này sẽ nghiên cứu các chương trình thực tập kỹ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản với sự chú trọng đặt biệt nhằm tạo ra bước chuẩn bị trước khi gửi các thực tập sinh sang Nhật Bản. Cùng với sự nghiên cứu kỹ lưỡng liên quan đến việc gửi người lao động sang Nhật và một cuộc khảo sát nhỏ trong các tổ chức gửi người lao động, các tổ chức phê chuẩn, các tổ chức giám sát, các tổ chức thực thi, Bộ Lao Động Việt Nam (MOLISA), Phòng Lao Động Nước Ngoài (DOLAB), Hiệp hội cung ứng nhân lực Việt Nam (VAMAS), Phòng quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, tổ chức phục hồi và một sỗ các thực tập sinh kỹ thuật sẽ phác họa bức tranh tổng quan vấn đề này. Đồng thời đưa ra một số giải pháp có thể nhằm cải thiện tình hình.

Các từ khóa: chương trình đào tạo các thực tập sinh kỹ thuật , các thực tập sinh kỹ thuật , phát triển nhân lực.

Giới thiệu

Việt Nam hiện đang đối mặt với những thách thức cạnh tranh từ các Quốc gia khu vực trong việc tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); sự ồ ạt của các sản phẩm thương hiệu Trung Quốc cùng với áp lực hộ nhập Quốc tế. Phát triển của các ngành công nghiệp bổ trợ là nhiệm vụ thiết yếu trong sự phát triển chung của nền công nghiệp tự động hóa. Đây cũng là định hướng chiến lược trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng dữ dội tự động hội nhập dưới ánh sáng của hiệp định thương mại tự do. Ngoài công nghệ, kiến thức công nghiệp hay tài chính thì nguồn nhân lực cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ.

Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Các Ngành Công Nghiệp Bổ Trợ Thông Qua Thực Tập Viên Kỹ Thuật...

Việt Nam luôn được biết đến là một Quốc gia có nguồn nhân lực lao động trẻ, rẻ và chăm chỉ. Và điều này thực sự là một điểm mạnh có tính cạnh tranh lớn của Việt Nam trong thập niên gần đây. Tuy nhiên trong kỷ nguyên công nghệ bùng nổ thì yếu tố trẻ, rẻ và chăm chỉ là chưa đủ. Nguồn nhân lực phải có kiến thức và kỹ năng đặc biệt là trong ngành công nghiệp công nghệ cao như ngành công nghiệp tự động hóa. Nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu suất của lao động Việt Nam chỉ bằng 1/3 hiệu suất của lao động Trung Quốc và bằng 1/5 so với lao động Singapore. Điều này là do chất lượng lao động.

Trên đường cải tiến chất lượng lao động, đặc biệt là lao động trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, chương trình đào tạo các thực tập sinh kỹ thuật được tổ chức bởi Hiệp Hội Kỹ Thuật Quốc Tế Nhật Bản được xem như là một con đường dẫn lối cho Việt Nam. Trong chương trình này, các kỹ thuật viên Việt Nam sẽ tham gia vào chương trình thực tập trong các công ty tại Việt Nam trong vài năm nhằm học tập và phát triển kỹ năng cũng như kiến thức của họ. Sau đó khi đủ điều kiện, họ sẽ trở lại Việt Nam và làm các chuyên viên kỹ thuật cốt cán tại các công ty của Việt Nam. Đây là cách rất tốt để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Và trong thực tế, nhiều kỹ thuật viên Việt Nam đã tận dụng được cơ hộ này thông qua các chương trình này. Từ năm 1998 đến năm 2016, đã có 157. 907 kỹ thuật viên được gửi đến Nhật Bản thông qua các chương trình đào tạo kỹ thuật viên của JITCO (DOLAB, 2016). Chính trong năm 2016, có 21.063 thực tập viên Việt Nam (DOLAB, 2016), chiếm đến 42% tổng số thực tập viên của chương trình JITCO. Rất nhiều người trong số họ đã thực hiện rất tốt và họ đã tận dụng được các chương trình này. Tuy nhiên vẫn tồn tại một vài lỗ hổng khiến cho các chương trình này trở nên không hiệu quả.

Mục đích của các chương trình này là để chuyển giao kỹ năng cho các các thực tập sinh kỹ thuật - chính họ đã tạo ra cơ sở cho sự phát triển kinh tế đối với từng Quốc gia của họ. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác và đóng góp trên tầm Quốc tế của đất nước Nhật Bản. Tuy nhiên một số kỹ thuật viên Việt Nam và một số điều phối viên chương trình đang dần tạo ra các kênh xuất khẩu lao động lợi nhuận. Nhiều các thực tập sinh kỹ thuật xem điều này là cơ hội cho họ tiếp cận các Quốc gia phát triển như Nhật Bản. Đồng thời xem như là cơ hội để kiếm tiền. Họ không nhận ra lợi ích dài hạn của việc nắm bắt được kiến thức và kỹ năng để lên đến mức độ chuyên nghiệp mà điều này thì cực kỳ tốt cho con đường sự nghiệp tương lai của họ. Và thậm chí một số người trong số họ phải trả tiền cho các điều phối viên Việt Nam nhằm lấy được một xuất theo chương trình. Vì thế họ phải tìm cách lấy lại được tiền và kiếm được nhiều tiền nhất có thể khi đến Nhật Bản. Các công nhân Việt Nam trốn khỏi các công ty đã được ký hợp đồng trước đó ở Nhật Bản để ra ngoài làm tự do và bất hợp pháp. Thực trạng này đã khiến cho sự hợp tác trở nên vô nghĩa và đồng thời gây ra nhiều hậu quả tồi tệ có liên quan đến nguồn lao động Việt Nam tự do và bất hợp pháp tại Nhật Bản.

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên thực tập do JITCO tổ chức là một chương trình kéo dài trong 36 tháng với các hoạt động đã được vạch ra chi tiết cho các thực tập sinh kỹ thuật kể từ những ngày đầu tiên họ bước chân đến Nhật Bản cho đến ngày họ trở về quê hương đất nước. Chương trình này sẽ trở nên có hiệu quả nhất nếu các thực tập viên được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia vào chương trình với sự định hướng trong giai đoạn trước đó. Nếu vậy, các thực tập viên sẽ được giải thích và định hướng kỹ lưỡng về lợi ích lâu dài họ sẽ nhận được và trách nhiệm của họ. Điều này sẽ giúp họ tận dụng được tối đa cơ hội của các chương trình này. Tuy nhiên trên thực tế hiện tại, giai đoạn định hướng trước khi kỹ thuật viên thực tập đến Nhật Bản không được thực hiện tốt hoặc thậm chí bỏ qua.

Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là nhằm nghiên cứu xem giai đoạn chuẩn bị nào là phù hợp nhất cho các thực tập sinh kỹ thuật trước khi họ đến Nhật Bản và đề xuất ra khung cải tiến cho giai đoạn này của chương trình sao cho các kỹ thuật viên có thể tận dụng chương trình thực tập này tốt nhất và quay trở lại Việt Nam xây dựng đất nước.

Chương trình thực tập Quốc tế bởi JITCO

Hiện nay, các Quốc gia đang phát triển cần thiết được các Quốc gia phát triển đào tạo về các kỹ năng kỹ thuật, công nghệ, kiến thức (hay nói ngắn gọn là các kỹ năng) nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực sẽ trở thành nền tảng phát triển công nghiệp và kinh tế tại các Quốc gia đang phát triển. Trong nỗ lực giải quyết tình huống này, Chính phủ Nhật Bản đã sáng lập ra "Chương Trình Đào Tạo Kỹ Thuật Viên Thực Tập". Sáng kiến này nhằm cung cấp khóa đào tạo trong một giai đoạn cụ thể cho các đối tượng thanh thiếu niên và cả người lao động đến từ các Quốc gia.

Mục đích của chương trình này là nhằm chuyển giao kỹ năng cho các thực tập sinh kỹ thuật làm nòng cốt cho sự phát triển kinh tế cho chính Quốc gia của họ và đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác và sự đóng góp của đất nước Nhật Bản. Việt Nam là một trong số những đối tác chiến lực của Nhật Bản trong chương trình này.

 

 
Hình 1. Khung chương trình thực tập kỹ thuật

Phát Triển Nguồn Nhân Lực Cho Các Ngành Công Nghiệp Bổ Trợ Thông Qua Thực Tập Viên Kỹ Thuật...

Chương trình đào tạo kỹ thuật viên thực tập có các lợi ích sau:

1. Các thực tập sinh kỹ thuật sẽ thăng tiến sự nghiệp của họ và đóng góp vào sự phát triển các ngành công nghiệp và các công ty nhờ vào các kỹ năng mà họ đã đạt được sau khi họ quay trở về đất nước mình.

2. Các thực tập sinh kỹ thuật sẽ đóng góp vào việc cải cách quản lý chất lượng, khả năng thực hiện công việc, nhận thức về chi phí, ... Đồng thời góp phần vào sự phát triển sản xuất ở Quốc gia của họ thông qua việc ứng dụng các kỹ năng và kiến thức mà họ đã đạt được.

3. Chương trình sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các Cơ quan thực thi Nhật Bản,... thông qua sự phát triển mối quan hệ với các công ty nước ngoài, sự Quốc tế hóa quản lý, sự hiện hữu của công ty và sự đóng góp vào quá trình sản xuất.

Khung Chương Trình Thực Tập Kỹ Thuật Viên

Chương Trình Thực Tập Kỹ Thuật Viên cho phép các thực tập sinh kỹ thuật có thể nắm bắt được các kỹ năng của các ngành công nghiệp Nhật Bản và có được một số nghề nghiệp nhờ mối quan hệ tuyển dụng cho giai đoạn tối đa 3 năm. Các phương pháp tiếp nhận nhìn chung được chia ra 2 loại: Loại doanh nghiệp riêng lẻ; hoặc loại hình tổ chức giám sát (chi tiết bên dưới).

Trong trường hợp Loại Hình Tổ Chức Giám Sát (có ghi chú), các thực tập sinh kỹ thuật tham dự các khóa học (đào tạo tiếng Nhật, chương trình đào tạo liên quan đến bảo vệ luật pháp, ...) khi họ đến Nhật Bản. Và sau đó họ có được các kỹ năng thực tế thông qua mối quan hệ tuyển dụng với các tổ chức thực thi. Nếu được phép tiếp nhận vào "Chương trình Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật (ii)" thì họ có thể được đào tạo tối đa 3 năm. Sau thời hạn đào tạo, họ dễ nhận ra trình độ nắm bắt kỹ năng của mình vượt trội so với mức cụ thể trước. (Ghi chú) Việc tiến hành các khóa đào tạo cũng được yêu cầu đối với Loại hình Doanh Nghiệp Riêng Lẻ nhưng giai đoạn tiến hành thì khác nhau.

Bốn phân loại tình trạng cư trú của "Thực tập viên Kỹ thuật"

Có hai hình thức tiếp nhận các học viên thực tập kỹ thuật mới.

1. Loại doanh nghiệp riêng lẻ: Các công ty Nhật Bản (Tổ chức thực hiện) chấp nhận và cung ứng đào tạo kỹ thuật viên cho nhân viên của các công ty nước ngoài, công ty liên doanh và đối tác kinh doanh.

2. Loại hình Tổ chức giám sát: Tổ chức (Tổ chức giám sát) chấp nhận kỹ thuật thực tập sinh và đào tạo kỹ thuật viên tại các công ty thành viên (Tổ chức Thực hiện ), vv, và không phải là các tổ chức lợi nhuận như phòng thương mại và công nghiệp hoặc hiệp hội doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, tùy thuộc vào nội dung của các hoạt động mà các học viên thực tập kỹ thuật thực hiện, mỗi loại hình được phân ra thành các hoạt động dành cho việc lĩnh hội kỹ năng trong năm đầu tiên; và bao gồm các hoạt động để trở nên thông thạo hơn trong Kỹ năng có được trong năm thứ hai và thứ ba. Đồng thời Trạng thái Cư trú tương ứng được phân thành bốn loại hình "Đào tạo kỹ thuật viên Quốc tế".

Bảng biểu 1. Các danh mục đào tạo kỹ thuật viên

 
 
Năm Đầu Tiên
 
(sau khi vào Nhật Bản)
 
Các năm Thứ Hai và Thứ
 
Ba
 
Loại hình Doanh Nghiệp Riêng Lẻ
Trạng thái Cư trú "Đào Tạo
Thực Tập Viên Kỹ Thuật (i)(a)"
Trạng thái Cư trú "Đào Tạo
Thực Tập Viên Kỹ Thuật (ii)(a)"
 
Loại hình Tổ Chức Giám Sát
Trạng thái Cư trú "Đào Tạo
Thực Tập Viên Kỹ Thuật (i)(b)"
Trạng thái Cư trú "Đào Tạo
Thực Tập Viên Kỹ Thuật (ii) (b)"

Chuyển tiếp sang Đào tạo kỹ thuật viên (ii)

Các học viên thực tập kỹ thuật có thể chuyển tiếp sang Chương trình Đào tạo Kỹ Thuật Viên (ii) sau khi vượt qua bài Kiểm tra Kỹ năng Thương mại Quốc gia Cơ bản Bậc 2, v.v, đối với loại hình công việc và nghề nghiệp mà các học viên phù hợp sẽ thực hiện. Trước đó, các học viên đã phải hoàn thành Chương trình Đào tạo kỹ thuật viên (i) và nhận được sự chấp thuận thay đổi Tình trạng Cư trú.Trong những trường hợp như vậy, các học viên thực tập kỹ thuật phải học cùng một Kỹ năng tại cùng một Tổ chức Thực hiện khi các kỹ năng liên quan yêu cầu phải có vào thời điểm Tập huấn Kỹ thuật viên (i).

Tổng quan Tài liệu

Sự phát triển nguồn Nhân lực thông qua Chương trình Thực tập Kỹ thuật viên cùng với các vấn đề có liên quan đã, đang và còn tiếp tục thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả và các tổ chức. Trong tương lai dự đoán càng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu hơn về lĩnh vực này.

Nhìn chung, hầu hết các bài nghiên cứu về Chương trình Thực tập Kỹ thuật viên chủ yếu dựa vào điều kiện sống và làm việc của các Học viên Indonesia và các Thực tập viên Kỹ thuật (Nawawi, 2010). Nguồn Thực tập viên Kỹ thuật là nguồn thiết yếu trong hoạt động nông trại Nhật Bản (Mitsuyoshi Ando và Kenji Horiguchi, Di cư Lao động Quốc tế và ảnh hưởng của các chính sách Quốc gia tiếp nhận (Mitsuyoshi, 2013)

Một số học giả khác khác đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng của các học viên và thực tập sinh Trung Quốc. Trên cơ sở đó đưa ra một số cải biến cho tương lai từ quan điểm pháp lý (Jiaoyan Fan, 2012).

Với 42% thực tập sinh của JITCO (xếp hạng 1), cần phải thực sự tập trung chuyên sâu vào các nút thắt của Chương trình Thực tập. Đồng thời cần thiết phải nghiên cứu giai đoạn chuẩn bị hợp lý cho thực tập viên kỹ thuật và đề xuất khung cải tiến cụ thể để chuẩn bị cho chương trình này.

Phương pháp tiến hành

Dự án nền tảng này được thực hiện dựa trên sự tự học và kiến thức của tác giả về vai trò của nguồn nhân lực trong việc phát triển công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam, và về các chương trình thực tập kỹ thuật hợp tác với tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Quốc tế Nhật Bản. Theo đó Phương pháp định tính được lựa chọn tiến hành.

Tác giả đã tiến hành các cuộc phỏng vấn có trình tự với 41 đối tượng; bao gồm người sử dụng lao động trong các ngành công nghiệp bổ trợ của Việt Nam, các điều phối viên chương trình thực tập, các thực tập viên cùng các nhà lãnh đạo công ty Nhật Bản tiếp nhận các kỹ thuật viên Việt Nam thực tập.

Tất cả những người được phỏng vấn là những người có liên quan tới ngành công nghiệp và có sự hiểu biết thấu đáo về các ngành công nghiệp bổ trợ và các chương trình thực tập kỹ thuật. Ngoài ra tác giả cũng tiến hành phỏng vấn các thực tập viên kỹ thuật đã và đang tham gia chương trình thực tập để tìm hiểu về quan điểm của họ đối với chương trình. Tất cả các bài phỏng vấn đều được thực hiện tại văn phòng của tác giả và được ghi âm lại cho việc nghiên cứu. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài trong 15 phút. Sau đó tác giả sẽ tổng hợp lại cùng với kết quả nghiên cứu riêng của tác giả nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về thực trạng này và tiến hành đề xuất một số giải pháp có thể để cải biến tình hình.

Kết quả chung từ cuộc khảo sát

1. Đối tượng nghiên cứu

Cuộc khảo sát được tiến hành dưới hình thức phỏng vấn chuyên sâu (IDI) giữa hai nhóm đối tượng chính: Nhóm 1: các Quan chức Chính phủ Việt Nam và ban điều hành (gồm cấp quản lý và giám đốc) của các tổ chức Nhật Bản đã tham gia tuyển dụng, đào tạo và tiếp nhận lao động Việt Nam sang Nhật Bản (N=21). Nhóm 2: Công nhân Việt Nam đã tham gia các chương trình thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản và đã trở về Việt Nam (N = 20). Hồ sơ của hai nhóm trên như sau:

Khoảng 30% người tham gia phỏng vấn Nhóm 1 là các Quan chức Chính phủ đang nắm giữ những vai trò liên quan trực tiếp đến quản lý lao động Nhật Bản tại Bộ Lao động và Hiệp hội Cung ứng Nhân lực Việt Nam (VAMAS). Các thực thể kinh doanh là sự kết hợp tốt giữa các tổ chức quản lý và các tổ chức tiếp nhận (các thực thể Nhật Bản), tổ chức gửi đi (thực thể Việt Nam), và các nhà đầu tư khác phối hợp chặt chẽ giữa các công ty Nhật Bản và chính phủ.

Đối với nhóm 2, một nửa trong số họ là các học sinh tốt nghiệp cấp 3 và số còn lại đã tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng và Trung Cấp chuyên nghiệp. Các đối tượng đều phải đảm bảo điều kiện đã có kinh nghiệm làm việc ít nhất 1 năm trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan đến ngành nghề mà họ sẽ theo bên Nhật Bản. Gần một nửa trong số 20 đối tượng (9/20) rời bỏ theo công việc khác sau khi quay trở lại Việt Nam. Thật ngạc nhiên khi nhóm đối tượng này đều thuộc về cùng một công ty (Anh Thai Duong). Trong khi việc tiến hành điều tra hơn nữa về thực tế công việc của các học viên kỹ thuật là cần thiết thì tồn tại một thực tế khá thú vị. Đó là một nửa trong số nhóm đối tượng này đã, đang và sẽ thực sự tham gia vào lực lượng lao động có giáo dục và làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng tiếng Nhật.

 
 
 

2. Mục tiêu dự đoán của TIP (Chương trình thực tập Kỹ thuật viên)

Nhìn chung có sự hiểu biết nhất quán và rõ ràng về chương trình giữa các nhóm chính trong nhóm đối tượng nghiên cứu này. Trong số các Quan chức Chính phủ và các thành viên của VAMAS không thể phủ nhận được là chương trình đã đạt được mục tiêu tạo ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) cho Quốc gia, cải tiến trình độ công nghệ và thúc đẩy sự hợp tác giữa Việt Nam và các Quốc gia khác. Điều thú vị là một vài công ty Việt Nam có gửi lao động của họ sang Nhật Bản có cùng quan điểm trên.

Trong số các tổ chức gửi đi có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và chuyển lao động sang Nhật Bản thì họ có mục tiêu kinh doanh rõ ràng hơn. Chính mục tiêu thiên về kinh doanh này đã khiến chúng ta cho rằng: 2 trong số 4 công ty dẫn đầu áp dụng theo chương trình này đã không quan tâm đến vấn đề nào khác ngoài mục tiêu duy trì công việc kinh doanh của công ty họ.

Đối với các thực tập viên kỹ thuật tham gia chương trình này thì họ có mục tiêu đơn giản hơn. Đại đa số họ nói rằng họ tham gia chương trình này là để học tiếng Nhật và có kỹ năng cao hơn hơn từ việc học hỏi các công ty Nhật Bản. Ngoài ra thì thu nhập của họ cũng cao hơn nhiều so với làm việc trong nước.

Mặt khác, số đông các công ty Nhật Bản quản lý và tiếp nhận lực lượng lao động này xuất phát từ quan điểm cung cấp đào tạo nhằm xây dựng lực lượng lao động kỹ thuật có chất lượng cao hơn cho thị trường Việt Nam. Họ đánh giá đây là cơ hội cực kỳ tốt cho lao động Việt

Nam tiếp nhận và học hỏi không chỉ được kiến thức và các kỹ năng khó mà còn là cơ hội cho lao động Việt Nam lĩnh hội được tiếng Nhật và thái độ làm việc của họ. Dựa trên quan điểm này, số đông các công ty Nhật Bản đã và đang tìm kiếm những người lao động trẻ Việt Nam, đặc biệt là những người năng động, sáng tạo và đã có được một số kỹ năng. Do đó rõ ràng là chương trình thực tập Kỹ thuật viên với Nhật Bản cần thiết phải trên phương diện song phương mới dành được thắng lợi. Các tổ chức phía Nhật Bản đang sẵn lòng đào tạo cho lực lượng lao động kỹ thuật Việt Nam. Về phía lao động Việt Nam, họ cần thiết phải được chuẩn bị và trang bị tốt một lượng kiến thức và kỹ năng kỹ thuật nhất định để họ có thể lĩnh hội nhanh chóng và có đủ năng lực lao động và học tập hiệu quả trong khung thời gian đào tạo 3 năm.

3. Sự mong đợi đối lập với thực tế của TIP (Chương trình thực tập Kỹ thuật viên)

Theo đối tượng nghiên cứu của cuộc khảo sát, chương trình thực tập kỹ thuật viên với Nhật Bản là một cơ hội làm việc rất tốt cho lao động Việt Nam đem lại nhiều lợi ích tích cực. Chẳng hạn như lao động Việt Nam có cơ hội tìm kiếm việc làm, lĩnh hội nhiều công nghệ và nâng cao thái độ làm việc tích cực.

Một số đối tượng tham gia khảo sát cho rằng sau chương trình thực tập thì đại đa số người lao động đều tự tin hơn và sáng tạo hơn. Đại đa số họ nói được tốt tiếng Nhật, thậm chí một số trở nên thành thạo tiếng Nhật. Người lao động có định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn và hăng hái với cuộc sống năng động hơn. Đại đa số thực tập viên có được một lượng vốn liếng nhất định để bắt đầu sự nghiệp hoặc để ổn định cuộc sống của họ. Một số người trong số họ chọn làm việc tại các công ty liên doanh Nhật Bản. Trong đó số khác thì chọn kinh doanh riêng. Điều quan trọng là tất cả họ đều có được kiến thức sâu rộng, kỹ năng thành thạo hơn và thái độ làm việc khá hài lòng.

Tuy nhiên các đối tượng nghiên cứu của cuộc khảo sát cũng chỉ ra mặt hạn chế đáng kể của chương trình thực tập kỹ thuật viên này. Cuộc khảo sát cho thấy rõ còn tồn tại một khoảng cách cực kỳ lớn giữa mong đợi của các công ty Nhật Bản, sự tập trung của Chính phủ, các chương trình định hướng hiện tại thực thi bởi các tổ chức gửi Việt Nam so với chất lượng của việc tuyển dụng lao động. Khoảng cách này bắt nguồn từ ba yếu tố chính: Nội dung Đào tạo, việc Thực thi Chương trình và các Chính sách Hô trợ.
 
MONG ĐỢI
THỰC TẾ
Ngôn ngữ
 
Thiếu sự hỗ trợ đường lối và các
chính sách hỗ trợ
Thái độ
 
Chất lượng lao động tuyển dụng    còn    yếu     kém Nội dung đào tạo và thựcthi
còn yếu kém
Kiến thức và kỹ năng kỹ
thuật

Hình 4. Khoảng cách giữa Mong Đợi và Thực Tế

4. Nội dung Đào tạo trước và việc Thực thi Chương trình

Hiện tại đại đa số các chương trình đều tập trung vào việc đào tạo ngôn ngữ (trung bình 200 giờ, chỉ có hai công ty thời lượng đào tạo lên đến 360 giờ và 480 giờ, và tập trung định hướng vào nền văn hóa và lối sống của đất nước Nhật Bản. Không phải bàn cãi về thực tế ngôn ngữ là một trong số những yếu tố quan trọng nhất giúp người lao động hòa nhập vào môi trường làm việc mới tốt hơn, và giúp khả năng lĩnh hội lượng kiến thức và kỹ năng mới hiệu quả hơn. Tuy nhiên đáng lo ngại là kiến thức kỹ thuật và kỹ năng lại không hề được bao hàm trong nội dung đào tạo. Một mặt là do các công ty Việt Nam hiện tại không có khả năng cung cấp loại hình đào tạo này. Mặt khác, họ không muốn đầu tư vào các khóa đào tạo này. Trong khi các đầu tư này sẽ mất nhiều tri phí tốn kém và tốn thời gian thì họ lại không hề nhận được sự hướng dẫn cần thiết và mức độ ủng hộ đúng đắn từ Chính phủ. Các khóa đào tạo định hướng trước khi sang Nhật Bản thường là do các nhà cung ứng lao động tại Việt Nam bỏ qua. Nhiều thực tập viên bị mất phương hướng khi sang Nhật Bản vì họ bị thiếu đi những khóa đào tạo định hướng này. Thực tập viên và các nhà tuyển dụng Nhật Bản đều có nguy cơ vi phạm hợp đồng từ hai phía. Thêm vào đó, số đông người lao động từ Việt Nam qua Nhật Bản đã được giao cho các vị trí công việc không mang tính công nghệ cao. Thực tế này dẫn đến hệ quả công nghệ mà thực tập viên lĩnh hội không đủ hiện đại hoặc không đủ giá trị. Điều cuối cùng là các thực tập viên sau thời gian thực tập tại Nhật Bản trở lại Việt Nam không hề đạt được nhiều thành tích. Một số thực tập viên nói rằng họ chưa có đủ thời gian để kịp nâng cao trình độ tiếng Nhật, nâng cao khả năng tích trữ kiến thức và kỹ năng của họ sau chương trình thực tập thời hạn ba năm. Hơn nữa họ chưa đủ thời gian để kiếm được lượng tiền như đã hoạch định chiến lược trước.

Mặc dù các cán bộ của Phòng Quản lý Lao động Nhật Bản (Bộ Lao động) có thể khẳng định lại rất rõ ràng về mục tiêu của Chương trình thực tập Kỹ thuật viên TIP, trên thực tế họ chủ yếu nhằm vào các lợi ích trước mắt nhằm tạo ra công ăn việc làm và gia tăng thu nhập. Phần sau tuyên bố của họ là "nhằm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP cho đất nước và nhằm cải tiến trình độ công nghệ thì lại không được chú trọng quan tâm. Do đó, họ dường như không nhận ra sự cần thiết phải thu hẹp khoảng cách tồn tại này. Khi được yêu cầu đưa ra phản hồi về việc định hướng và đào tạo hiện tại đối với Chương trình thực tập Kỹ thuật viên TIP và đề xuất cải tiến thì họ nghĩ ngay đến thông tin khá khả quan về việc đào tạo tiếng Nhật và yêu cầu trình độ tiếng Nhật đạt N4. Mặc dù họ quan tâm đến nhu cầu tốt nghiệp sau khi học nghề nhưng không có đề xuất cụ thể nào được đưa ra.

Việc thiếu tầm nhìn từ Chính phủ cùng với các mục tiêu còn lỏng lẻo của các Đơn vị gửi đã ngầm dẫn đến việc tuyển dụng lao động kém chất lượng. Điều đầu tiên cuộc khảo sát cho thấy là hơn một nửa số lao động được phỏng vấn vừa mới tốt nghiệp cấp 3 (ngầm cho thấy sự thiếu kiến thức cơ bản về mặt kỹ thuật) và 1/3 trong số họ mới có kinh nghiệm làm việc trong vòng 12 tháng (ngầm cho thấy sự thiếu hụt các kỹ năng về mặt kỹ thuật). Do đó họ gặp không ít trở ngại khi bắt đầu làm việc và học tập tại Nhật Bản. Điều thứ hai là thái độ làm việc - một vấn đề quan trọng khác đối với quá trình tuyển dụng. Hầu hết các công ty Nhật Bản đều rất phàn nàn. Thực trạng nghiêm trọng lớn nhất là thực trạng lao động bỏ trốn và phá luật. Cuộc khảo sát đã ghi nhận thêm rằng nhiều thực tập viên phải đối mặt với các vấn đề như: họ kiếm tiền không đủ tiêu, hoặc thiếu tập trung vào việc học hành là mục đích chính của chương trình. Thay vào đó họ chú tâm đến đời sống cá nhân của mình. Tỷ lệ vi phạm luật cao, lên đến mức 48% khiến cho các nhà tuyển dụng Nhật Bản rất lo ngại. Và một thực trạng nghiêm trọng cao hơn là việc bỏ trốn của công nhân Việt Nam. Các nhà Tuyển Dụng Nhật Bản phải đối mặt với tình huống rất tồi tề này.

Đặc biệt là sự tồn tại thiếu hiểu biết của lao động Việt Nam từ các công ty gửi phía Việt Nam. Khi được hỏi, tất cả các đối tượng phỏng vấn từ phía các đơn vị Nhật Bản đều cho rằng các chương trình đào tạo trước có nội dung nghèo nàn và thiếu thời gian. Trớ trêu thay, tất cả các đơn vị Gửi tại Việt Nam đều tự nhận thấy các chương trình đào tạo trước của họ có nội dung tốt, đáp ứng yêu cầu. Chính điều này ngầm cho chúng ta thấy sự thiếu cải tiến của các chương trình này trong những năm qua. Bình thường thì các thực tập viên sẽ có 12 tháng để chuẩn bị ở Việt Nam trước khi rời sang Nhật Bản lao động. Tuy nhiên giai đoạn này thường bị coi nhẹ tại Việt Nam, gây nhiều hệ lụy cho thực tập viên khi sang Nhật Bản. Theo đại đa số các đối tượng khảo sát thì các khóa đào tạo hiện tại trước khi rời sang Nhật có nội dung kém chất lượng và chỉ tổ chức trong giai đoạn rất ngắn, hoàn toàn chưa đủ để cho các thực tập viên làm tốt khi sang Nhật Bản. Đại đa số các bài giảng chỉ tập trung vào việc dạy tiếng Nhật, hiếm khi đào tạo định hướng hay hoặc chia sẻ kinh nghiệm. Những điều quan trọng như pháp luật, kỹ năng mềm cần thiết khi sống ở nước ngoài, hay cách tổ chức cuộc sống thì lại bị hạn chế trong các buổi học đào tạo dự bị. Tất cả các thực tập viên đều bị đánh giá chất lượng trước khi được gửi sang Nhật Bản. Tuy nhiên chất lượng đánh giá thì không được đảm bảo.

Kết luận

Công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rằng:

1. Các ngành công nghiệp bổ trợ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế theo định hướng FDI (nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) và tốc độ công nghiệp hóa của các Quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Các ngành công nghiệp bổ trợ đang rất cần những kỹ thuật viên giỏi và có kỹ năng. Đã đến lúc Chính phủ cần tập trung nhiều hơn vào tầm nhìn để hình thành và phác thảo các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp bổ trợ thông qua Chương trình Tập huấn Kỹ thuật viên Quốc tế.

2.Trong thập niên vừa qua, các Ngành Công nghiệp Bổ trợ Việt Nam đã có những sự thay đổi cơ bản và ngày nay các ngành công nghiệp bổ trợ đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên điều này vẫn chưa đủ để cạnh tranh với các Quốc gia khác. Kỹ thuật viên Việt Nam và hiệu suất lao động vẫn khá thấp so với các Quốc gia Châu Á. Không phải tất cả các công ty Việt Nam đều nhận ra tầm quan trọng hoặc tận dụng triệt để lợi ích đem lại bởi các kỹ thuật viên đào tạo và trở về từ chương trình Tập huấn Kỹ thuật viên Quốc tế. Vẫn còn tồn tại nhiều khoảng cách giữa sự mong đợi và kết quả thực tế, các mục tiêu ngắn hạn của các Đơn vị Gửi và Tiếp nhận, các chương trình theo sau dành cho các nguồn lực quan trọng này sau khi trở về từ Nhật Bản.

3. Cần đề xuất Khung chương trình đào tạo trước chuyên sâu hơn trước khi đưa lao động đến Nhật Bản nhằm giúp các thực tập viên kỹ thuật tận dụng tối đa chương trình thực tập.

 Bảng 2. Khung hướng dẫn cho đào tạo trước

 
Giai đoạn chiến lược
 
Năm
 
Hoạt động
 
Số tháng
 
Nội dung
 
Bằng cấp yêu cầu
Chuẩn bị ở Việt Nam
2 -3
 
Học
24
Tốt nghiệp học nghề
Bậc 5 Cơ bản Kỹ thuật JPN
(3/7)
 
Học
36
Tốt nghiệp cao đẳng
Bậc 4 Cơ bản Kỹ thuật JPN
(4/7)
2
 
Làm việc
18
Có kinh nghiệm làm
việc
Bậc 3 Cơ bản Kỹ thuật JPN
(5/7)
 
Học
1-12
Tiếng Nhật và
Định hướng
Tiếng Nhật
N4
 
 
Xin COE
Giấy chứng nhận Đủ điều kiện cư trú
Nhật Bản
 
 
Xin visa
Tiếng Nhật
N2
 
 
Tốt nghiệp và
khởi hành
 
Đào tạo nghề tại Nhật Bản
1
 
Đào tạo Thực tập viên Kỹ thuật 1
1-2
Nghe giảng
 
3-12
Đào tạo Nghề
Bậc 2 Cơ bản Kỹ thuật JPN
(6/7)
Tiếng Nhật
N3
2
 
Đào tạo Thực tập viên Kỹ thuật 2
1-12
Đào tạo Nghề
Bậc 1 Cơbản Kỹ thuật JPN (7/7)
Tiếng Nhật N2
 
Đào tạo Thực tập viên Kỹ
 
thuật 3
1-12
Quay trở lại Việt Nam
 
Ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào Việt Nam
1
 
Ứng dụng
1-3
Tham gia
Nhóm làm việc
 
4-12
Trở thành ngườiđứng
đầu nhóm phụ trách tácvụ
 
1
 
Sáng tạo 1
1-12
Trở thành
 
 
 
 
 
Quản lý theo
các quy tắc
 
1
 
Sáng tạo 2
1-12
Một sốngười trở thành Giám đốclập
ra các quytắc
 
 
TỔNG SỐ
 
10-11 năm
 
 

Giới hạn của bài nghiên cứu

Dự án nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính với mẫu số nhỏ (N = 20).  

Đề xuất cho các nghiên cứu tương lai 

Căn cứ vào giới hạn được miêu tả ở trên, các nghiên cứu sâu hơn được đề xuất thực hiện theo phương pháp định lượng nhằm cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn và các quan điểm khác nhau đa dạng hơn.

Các tài liệu tham khảo 

1. Abella, Manolo I. and Geoffrey M. Ducanes. 2011. "Triển vọng kinh tế của Việt Nam và điều gì có ý nghĩa cho Chính sách Di cư ", Tổ chức Lao động Quốc tế.

2. Belanger, Daniele, Le Bach Duong, Tran Giang Linh and Khuat Thu Hong. 2010. "Di cư lao động Quốc tế từ Việt Nam sang các nước châu Á, 2000-2009: Quá trình, Kinh nghiệm và Tác động", báo cáo trình bày tại Hội thảo Quốc tế "Di cư lao động từ Việt Nam sang các nước châu Á: Chia sẻ các kết quả nghiên cứu và các kinh nghiệm của các tổ chức phi chính phủ"

3.   Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam. 2012. "Tái duyệt di dân Việt Nam ở nước ngoài", Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam.

4.   Ichikawa, K. (2005). Xây dựng và tăng cường các ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam: Báo cáo khảo sát. Hà Nội: JETRO.

5. Ishizuka, Futaba. 2002. "Xuất khẩu lao động của Việt Nam: Chính sách, hoạt động và các vấn đề", Nghiên cứu Thương mại, Đầu tư và Di cư Lao động Quốc tế trong nền kinh tế thành viên APEC, ed. Yasuko Hayase, Chiba: Viện kinh tế phát triển.

6. JITCO, 2011, Chương trình đào tạo kỹ thuật viên quốc tế (TITP) tại Nhật Bản

7.   Luu Van Hung. 2011. Xuat khau lao dong Viet Nam: Thoi doi moi va hoi nhap, Ha Noi: Nha xuat ban tu dien bach khoa.

8. Nguyễn Thị Kim Dung và Củ Chi Lợi. 2012. "Các gói kinh tế và Lợi ích của Di cư Lao động: Trường hợp của Việt Nam", Chi phí và Lợi ích của Di cư Lao động xuyên quốc gia trong GMS, ed. Hossein Jalilian, Singapore: Xuất bản ISEAS.

9.   Nguyễn Thị Mỹ Vân. 2010. "Di cư lao động trong hành lang kinh tế Đông Tây: Nghiên cứu trường hợp của Việt Nam", Báo cáo nghiên cứu Viện nghiên cứu sông Mê Công 2010, số 2.

10. Báo cáo của Sở lao động ở nước ngoài (DOLAB) 2015.

11. Uy ban Thuong vu Quoc hoi (UBTVQH). 2014. “Bao cao ket qua giam sat Viec to chuc thuc hien chinh sach, phap luat ve nguoi lao dong Viet Nam di lam viec o nuoc ngoai theo hop dong”, 365/BC-UBTVQH12.

12. Nawawi, 2010, "Nghiên cứu về điều kiện làm việc và sinh hoạt của các học viên và chuyên viên kỹ thuật Indonesia".

13. hanh, N. D (2014). Năng suất lao động của Việt Nam trong kinh tế ASEAN. Đại học Thương Mại Việt Nam.

14.   Andrew Duff, A. K.-Y. (2008). Người nhập cư Trung Quốc - Giải pháp cho Khủng hoảng Nhân khẩu học của Nhật Bản? Viện Nghiên cứu Nhật Bản đương đại Temple University, Nhật Bản Campus.